Màng chống thấm HDPE cho hầm biogas là phương pháp được sử dụng tối ưu trong quá trình xử lý nước thải hiện nay. Tuy nhiên, chi phí cũng như cách thi công hầm biogas vẫn luôn là mối quan tâm của nhiều người. Bài viết dưới đây, Hoàng Thiên Phú sẽ chia sẻ tới các độc giả những điều cần biết về màng chống thấm hdpe cho hầm biogas.

Màng chống thấm hdpe làm từ chất liệu gì?

Màng chống thấm hdpe là một loại nhựa dẻo thuộc nhóm polyethylene với tỷ lệ 975% là từ dầu mỏ còn lại là các thành phần như than hoạt tính, chất chống oxi chiếm 2.5%. Khả năng ứng dụng của sản phẩm này khá phong phú như sản xuất chai nhựa, các loại ống chống ăn mòn.

Với đặc điểm nổi bật trơ bền với các hóa chất và axit mạnh, nên màng chống thấm hdpe có kháng tia cực tím hoặc các tác động của thời tiết. Do đó, độ bền của dòng sản phẩm này khá cao lên đến 25 năm.

Từ những đặc điểm vượt trội như vậy, màng chống thấm hdpe được ứng dụng cho nhiều mục đích, nhu cầu khác nhau như:

  • Dùng làm lót hồ xử lý nước thải
  • Lót hồ nuôi trồng thủy sản
  • Lót chống thấm hay ro rì các bể chứa hóa học
  • Làm bạt phủ khí biogas xử lý nước thải.

Ứng dụng của màng chống thấm hdpe cho hầm biogas

Hiện nay, hình thức chăn nuôi bằng trang trại đang diễn ra ngày càng phổ biến. Các trại đều ứng dụng hầm ủ khí sinh học bằng màng chống thấm hdpe. Với việc sử dụng màng chống thấm hdpe cho hầm bioga đem lại nhiều lợi ích cho các công trình:

  • Xử lý hiệu quả các chất thải: Sau khi xây dựng hầm biogas, màng chống thấm hdpe được sử dụng để chứa các chất thải. Với cách thiết kế kín, lượng khi sinh ra cao và chất thải được xử lý tốt, không còn tình trạng rò rỉ ra bên ngoài.
  • Tuổi thọ bền cũng như khả năng dễ mở rộng nên màng chống thấm hdpe cho hầm bioga mang lại hiệu quả cao.
  • Tính tiện lợi: So với những loại hầm ủ biogas trước đây, những trang trại sử dụng màng chống thấm được xây dựng dễ dàng. Hơn thế nữa, giá thành của màng chống thấm hdpe khá rẻ, ít tốn chi phí hơn.

Quá trình xây dựng hầm biogas bằng màng chống thấm hdpe

Cấu tạo của hầm biogas

Hầm biogas được tạo bởi nhiều thành phần khác nhau giúp tạo nên một hệ thống xử lý chất thải hoàn chỉnh. Cấu tạo của hầm có dạng hình chữ nhật hoặc hình ống dài. Tùy vào quy mô trang trại mà có chiều dài khác nhau. Nhìn chúng nó gồm hai bộ phận:

  • Khoang chứa các chất phân hủy nằm phía dưới mặt đất.
  • Khoang dùng để chứa khí được sinh ra

Các chất thải cần xử lý được đưa vào hầm chứa thông qua đường ống được lắp đặt để dẫn nguyên liệu vào. Quá trình vệ sinh chuồng sẽ đẩy các chất thải vào hầm theo đường ống dẫn. Tại đây, các chất thải được tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong điều kiện thích hợp giúp phân giải nhanh để tạo ra khí và các phụ phẩm có ích khác. Bên cạnh đó, các chất thải mới được đưa vào sẽ làm tăng thể tích, áp suất cùng tác động cơ học. Khi chất thải đã phân hủy xong sẽ được đẩy ra ngoài.

Với khoang còn lại chứa khí sẽ được phủ bằng màng chống thấm hdpe độ dày khác nhau tùy thuộc vào kích thước của hầm biogas. Theo các chuyên gia từ Hoàng Thiên Phú nên dùng màng có độ dày tối thiểu 1mm. Độ dày 1.5mm hoặc dày hơn sẽ sử dụng đối với trường hợp điều kiện bất lợi như gió giật mạnh.

Khi mới xây dựng màng chống thấm hdpe cho hầm biogas chưa sản xuất được khí sẽ có hình dạng xẹp xuống. Một thời gian sau khi quá trình phân giải đi vào hoạt động ổn định sẽ bắt đầu phòng lên và tạo ra áp suất khí trong hầm.

Phương pháp thi công hầm biogas

Công tác chuẩn bị:

  • Chuẩn bị mặt bằng để thi công màng chống thấm phải đảm bảo sạch sẽ, bằng phẳng và không đọng nước.
  • Nền đất thi công cần đảm bảo chắc chắn, không được có đá sỏi hay những vật khác nhọn. Không nên lựa chọn nền quá yếu, điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Xây dựng rãnh neo:

Cần phải tiến hành xây dựng rãnh neo để có thể trải màng chống thấm hdpe. Kích thước về chiều rộng cũng như chiều sâu phải đảm bảo theo đúng thiết kế. Rãnh neo phải đảm bảo chắc chắn, hạn chế được tình trạng hư hỏng, mối hàn bị bung.

Trải màng chống thấm hdpe:

Trong quá trình trải màng chống thấm hdpe cho hầm biogas, đơn vị thi công cần chú ý đến thời tiết và môi trường để việc thi công diễn ra phù hợp. Việc chú ý cẩn thận này góp phần giúp cho các công đoạn hàn, lắp mối nối được diễn ra thuận lợi nhất.

Tiến hành khâu hàn màng chống thấm:

Đây là công đoạn vô cùng quan trọng, các đơn vị dùng các thiết bị chuyên nghiệp để gắp những tấm màng hdpe lại với nhau bằng phương pháp nhiệt. Các mối hàn thường được hàn song song với mái dốc. Tại các chân mái, mối hàn ngang không nên vượt quá độ dài 1.5m. Những mái dốc nhỏ hơn 10% thì không nên áp dụng quy tắc này. Đơn vị thi công có thể sử dụng các mối hàn hình chữ thập ở những điểm cuối và cắt theo góc 45o.

Như vậy, Hoàng Thiên Phú đã chia sẻ đến các độc giả quan tâm những thông tin hữu ích về màng chống thấm hdpe cho hầm biogas. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.