Trong đời sống hiện đại, màng HDPE được sử dụng rộng rãi trong các công trình và ở các hộ gia đình. Tuy vậy nhưng không phải ai cũng biết được ứng dụng tuyệt vời hay sử dụng chúng đúng cách.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu những ứng dụng màng HDPE trong thực tiễn cơ bản. Đồng thời nhưng gợi ý này giúp bạn sử dụng màng HDPE mang lại hiệu quả cao nhất có thể.

Màng HDPE là loại màng gì?

Đối với những người thi công màng chống thấm hdpe chắc hẳn không còn xa lạ với các loại sản phẩm màng chống thấm hdpe nữa rồi. Màng chống thấm HDPE có cấu tạo từ những hạn phân tử Polyethylene. Chúng tạo ra bằng phương pháp cán hoặc đùn.

Sở dĩ nó được gọi là màng chống thấm hdpe bởi lẽ đây là sản phẩm có thành phần dầu thô, là hạt polyme nguyên sinh. Những hạt này có tác dụng chống thấm cực hiệu quả. Hơn nữa, loại màng chống thấm hdpe có độ bền trên 20 năm.

Khả năng ứng dụng màng HDPE trong thực tiễn

Ứng dụng màng HDPE trong thực tiễn được ưa chuộng, sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một vài ứng dụng của màng chống thấm HDPE được phổ biến hiện nay…

Sử dụng màng HDPE trong bãi rác thải sinh hoạt và công nghiệp

Việc sử dụng màng chống thấm HDPE lót bãi rác là hết sức cần thiết. Điều này góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Tùy vào từng bãi rác (bãi rác sinh hoạt hay bãi rác thải công nghiệp có cách chọn màng khác nhau. Bãi rác công nghiệp nên sử dụng màng chống thấm dày 1.5 – 2.5mm.

Ngoài công dụng chống thấm, màng còn có khả năng ngăn mùi hiệu quả. Màng chống thấm hdpe có chất phụ gia chống tia cực tím nên có độ bền cao. Nếu dùng làm màng phủ bạn nên mua loại màng dày 1 đến 0.75mm. Các bãi rác nên sử dụng màng này để chống những nguồn bệnh nảy sinh.

Không chỉ góp phần ngăn ngừa mùi hôi thối, chống thấm. Màng HDPE còn tránh ô nhiễm nguồn nước. Nếu không sử dụng màng này, rất có thể nước rỉ rác thấm xuống đất hay chảy ra ao hồ gần đó.

Ứng dụng màng HDPE trong nông nghiệp

Trong các trang trại chăn nuôi, màng chống thấm HDPE là vật dụng gần như không thể thiếu. Bạn có thể dùng màng để phủ hay dùng màng này lót chống thấm. Bạn có thể dùng màng để làm hồ tưới tiêu nông nghiệp khá tiện lợi. Khi lắp màng nên chọn loại có độ dày cao như vậy sức chứa mới lớn.

Nếu sử dụng với hồ chứa nước tưới tiêu hãy chọn loại màng dày 0.5mm hay 0.75mm. Còn đối với mương thoát nước chọn màng hdpe 0.5mm hoặc 0.3mm là phù hợp.

Ứng dụng màng HDPE trong chăn nuôi

Khi sử dụng màng chống thấm hdpe cho chăn nuôi nên dùng loại có độ dày 0.5mm. Bởi lẽ, loại màng này có tính kháng sinh hóa học rất tốt. Ở phần lót đáy có tính năng chứa và trơ với tất cả các chất. Vì vậy, sử dụng loại màng này giúp xử lí nước thải ở các trang trại chăn nuôi mang lại hiệu quả cao.

Màng chống thấm HDPE được phổ biến rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Vì màng giúp tạo lớp ngăn cách giữa nước trong hồ nuôi với môi trường bên ngoài. Từ đó, nước không thể thấm ngược vào hồ nuôi, ổn định độ PH và ngăn mầm bệnh.

Nếu bạn muốn dùng màng HDPE làm bạt phủ thì nên chọn loại dày hơn, khoảng 1 – 1.5mm. Hồ chứa chất thải của bạn sẽ luôn được đảm bảo vệ sinh. Không chỉ mang tính ưu việt trên, màng chống thấm hdpe còn có thể ứng dụng làm hầm biogas.

Sử dụng trong các ngành công nghiệp khác

Ở các nhà máy công nghiệp, chất thải thường nguy hại với môi trường. Nếu không được xử lí nghiêm ngặt sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Vì vậy, việc thi công màng chống thấm hdpe là đều cần thiết. Nếu để chất thải ngấm vào đất sẽ gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Chính vì lẽ trên, nhiều nhà máy đã ứng dụng sử dụng màng HDPE làm bể lắng, bể xử lý nước thải.

Cách sử dụng màng HDPE hiệu quả

Việc thi công màng chống thấm hdpe sẽ phụ thuộc nhiều vào độ bền, khi một màng HDPE có độ bền cao sẽ dễ dàng hơn trong việc lắp đặt. Màng HDPE chất lượng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho người sử dụng. Vì vậy, hiện nay màng HDPE đã được ứng dụng phổ biến trên thị trường. Cùng theo dõi hai bước cơ bản trong việc sử dụng và lắp đặt thi công dưới đây nhé!

  • Bước 1 – Trải màng, tấm chống thấm: Thông thường các màng chống thấm hdpe được đóng thành các cuộn rộng 2m. Màng này có thể trải bằng phương pháp thủ công hoặc cơ giới tùy điều kiện thi công. Lưu ý, trước khi trải màng bạn cần dọn dẹp sạch sẽ các vật nhọn tránh rách màng. Có 2 cách trải màng khác nhau, đó là: trải màng trên bề mặt, đáy công trình hoặc trải màng trên thành công trình.
  • Bước 2 – Nối màng, tấm chống thấm: Với điều kiện các công trình, Màng HDPE thường được nối bằng phương pháp hàn nhiệt. Người thi công có thể hàn nhiệt nóng hay hàn đùn tùy ý. Trong đó, hàn nhiệt nóng dùng cho hàn 2 tấm màng xếp chồng mí lên nhau. Khi nhiệt độ nóng chảy nhất định 2 tấm này tự chảy ra và dính lại với nhau. Còn với phương pháp hàn đùn phải cần thêm que hàn. Phương pháp này dùng hàn các góc cạnh hay ở những chi tiết phức tạp.

Ngoài 2 phương pháp trên, còn có phương pháp hàn khò. Loại hàn này thường dùng trong sửa chữa hay vá các lỗ hổng. Đặc biệt phương pháp này khá hiệu quả đối với các màng HDPE mỏng.

Có thể thấy, nếu sử dụng màng HDPE góp phần tạo được hiệu ứng tốt với môi trường. Dù đối với các công trình lớn hay trong sinh hoạt đời thường đều nên sử dụng màng này. Hi vọng, với những ứng dụng tuyệt vời mà màng chống thấm HDPE mang lại sẽ giúp bạn có sự lựa chọn đúng đắn.