Màng chống thấm HDPE hay còn gọi là màng HDPE được sản xuất từ hạt cao phân tử Polyethylene hàm lượng cao bằng phương pháp cán hoặc phương pháp đùn. Màng chống thấm HDPE được sử dụng phổ biến trong các công trình bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải, hồ nuôi trồng thủy sản, hồ nước sinh hoạt…

HDPE đươc sản xuất từ sản phẩm phụ của cracking dầu thô, là hạt polymer nguyên sinh nên có khả năng chống chịu với môi trường tốt. Mặt khác, để màng chống thấm HDPE có khả năng chống chịu với môi trường sinh hóa, kháng tia UV ( tia cực tím ), kháng hóa chất, các nhà máy sản xuất uy tín đã thêm phụ gia vào trong quá trình sản xuất, cam kết sản phẩm của họ đạt độ bền, tuổi thọ trên 20 năm.

– Màng chống thấm HDPE có những ưu điểm vượt trội như hệ số chống thấm cao giúp ngăn nước, chất thải… thấm qua màng. Màng chống thấm HDPE được sản xuất từ nguyên liệu chính là HDPE nên lên kết các màng HDPE lại với nhau bằng phương pháp hàn kép nên thi công dễ dàng, chi phí thi công thấp. Mặt khác, màng HDPE được thêm được làm từ hạt nguyên sinh có thêm phụ gia nên rất bền với môi trường.

Tùy vào từng công trình, màng chống thấm HDPE được thiết kế có yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Ví dụ đối với màng chống thấm HDPE được dùng làm trong các công trình bãi rác sinh hoạt, bãi rác công nghiệp, bãi sỉ, nơi xe tải hoạt động liên tục nên phải dùng loại màng có độ dày 2.0mm, còn đối với hồ nuôi tôm thì dùng màng chống thấm HDPE có độ dày 0.5mm…

Màng chống thấm HDPE làm hố xử lý nước thải

– Lót chống thấm trong các bãi rác công nghiệp, bãi rác sinh hoạt: Màng chống thấm HDPE có độ dày từ 1.5mm đến 2.5mm được dùng trong các công trình bãi rác chôn lắp rác công nghiệp, rác sinh hoạt, bãi sỉ. Màng chống thấm HDPE được sử dụng trong những công trình trên có độ dày lớn vì chịu một lực tác động lớn từ rác thải cũng như phương tiện cơ giới ra vào có cường độ cao tác dụng lên màng HDPE. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng công trình, màng HDPE được sử dụng trong những công trình trên phải thêm phụ gia kháng tia UV đối với màng HDPE dùng để phủ lên mặt bãi rác, bãi sỉ để ngăn mùi hôi thối theo không khí phát tán ra môi trường xung quanh. Còn đối với màng chống thấm HDPE được dùng làm lớp lót bên dưới phải có phụ gia kháng sinh hóa và kháng hóa chất.

– Đối với màng chống thấm HDPE được sử dụng làm hầm biogas trong các trang trại chăn nuôi thì lớp lót bên dưới dùng loại 0.5mm có khả năng kháng sinh hóa vì chịu tác động liên tục bởi vi sinh vật và chất thải thải ra từ quá trình chăn nuôi. Còn đối với màng HDPE được sử dụng làm lớp phủ bên trên có độ dày 1.5mm có khả năng khá tia cực tím vì màng chịu tác động trực tiếp, liên tục từ ánh sang mặt trời.

Màng chống thấm HDPE trong xử lý chất thải công nghiệp độc hại

– Xử lý chất thải công nghiệp tại các nhà máy sản xuất: Chất thải công nghiệp thường mang nhiều kim loại nặng, ăn mòn hóa học cao, nếu thải trực tiếp ra ngoài, chất thải sẽ ngấm vào mạch nước ngầm gây nguy hại cho sức khỏe con người. Màng chống thấm HDPE được sử dụng làm bể lắng, bể xử lý nước thải trong hệ thống xử lý nước thải dựa trên tính năng trơ hóa học, độ bền cơ lý và độ bền sinh học cao, ngăn nước thải ngấm ra bên ngoài.

Màng chống thấm HDPE trong nuôi tròng thủy sản

– Nuôi trồng thủy sản phục vụ cho ngành chế biến thủy sản xuất khẩu: Màng chống thấm HDPE được sử dụng trong ngành nuôi trồng thủy sản giúp tạo lớp ngăn cách giữa nước trong hồ nuôi với môi trường bên ngoài, ngăn không cho nước thấm ngược vào hồ nuôi giúp ổn định độ PH, nồng độ muối trong nước và ngăn mầm bệnh xâm nhập vào hồ. Ngoài ra, màng chống thấm HDPE có độ bềnh cao, thi công đơn giản giúp giảm chi phí thi công làm đất hồ nuôi và vệ sinh dễ dàng sau khi thu hoạch giúp giảm chi phí và nâng cao nâng suất.

Màng chống thấm HDPE dùng làm hầm biogas

– Làm hồ nước ngọt trên các đảo ngoài khơi: Màng chống thấm HDPE được sử dụng làm lớp lót đổ bê tông dưới đáy hồ giúp gia cường nền đáy và chống nước mặn xâm ngập vào hồ nước. Thường thì thiết kế sử dụng loại màng có độ dày lớn hơn hoặc bằng 1.5mm để dùng làm lớp lót đáy để đảm bảo chất lượng công trình.

Màng chống thấm HDPE làm nền nhà xưởng

– Chống thấm ngược: Màng chống thấm HDPE được sử dụng lót đổ bê tông trong trong nền nhà kho, nhà xưởng với chức năng gia cố nền nhà xưởng chống xụt lún cục bộ và tạo lớp chống thấm ngăn nước thấm ngược lên nền nhà xưởng làm nhà xưởng ẩm, nấm mốc phát triển ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm lưu trong kho hoặc máy móc.

– Trong nông nghiệp: Màng chống thấm HDPE được sử dụng rất phổ biến trong nông nghiệp như làm hầm biogas, màng phủ ông nghiệp và nhà kính nông nghiệp. Đối với công tác chọn màng HDPE làm hầm biogas cần lưu ý chọn màng HDPE chia làm hai loại: màng HDPE dùng làm lớp đáy thường dùng loại có độ dày 0.5mm và 0,75 mm không cần có tính năng kháng tia cực tím vì lớp màng này nằm bên dưới không chịu lực tác dụng lớn hay bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Tuy nhiên màng HDPE chọn làm lớp phủ bên trên phải có độ dày 1.5mm hoặc 2.0mm và có tính năng kháng tia cực tím vì màng sẽ bị chịu một lực tác dụng rất lớn do khí biogas được sinh ra và ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, liên tục lên màng. Màng HDPE được dùng làm màng phủ nông nghiệp với chức năng ngăn nước bốc hơi, ngăn cỏ dại và mầm bệnh phát triển, nên chọn loại có khổ nhỏ (1.2m đến 2.4m),chiều dày cực nhỏ để tiết kiệm chi phí. Màng HDPE được sử dụng làm nhà kính là loại màng HDPE có độ dày 0.2mm màu trắng có khả năng kháng tia cực tím.

– Ngoài ra, màng HDPE còn dùng trong nhiều mục địch khác như, khai thác khoán sản, hồ cảnh quang, nhà máy mía đường, chống thấm hầm ngầm…

CÔNG TY TNHH HOÀNG THIÊN PHÚ

  • Trụ sở chính: 101H, Khu phố 5, Phường Trảng Dài, TP Biên Hoà, Đồng Nai
  • Nhà Máy: Đường số 3, Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch, Long Thành, Đồng Nai
  • Văn phòng đại diện: 236 Phó Cơ Điều, Phường 6, Quận 11, Tp HCM
  • Email : duc@hoangthienphu.vn
  • Điện thoại : 0909 532 689 – 0918 532 689