Vải địa kỹ thuật là gì? Vải địa kỹ thuật không dệt và dệt có đặc điểm, cấu tạo, chức năng, vai trò, ứng dụng, thi công,… như thế nào?

Việc lựa chọn vải địa kĩ thuật để thi công là khâu vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền, tính an toàn của các công trình về lâu dài. Chính vì thế, hãy tìm địa chỉ cung cấp và thi công vải địa kỹ thuật ‘Uy tín – Chất lượng’ tốt nhất để trao gửi niềm tin nhé!

Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu tổng quan về tất cả những vấn đề liên quan đến vải địa kĩ thuật. Giúp bạn có thể dễ dàng hơn cho việc chọn lựa các sản phẩm cho dự án của mình.

Vải địa kỹ thuật là gì?

Vải địa kỹ thuật là vật liệu trong thi công xử lý nền đất yếu, có cấu tạo từ các sợi xơ PE hoặc PP. Vải được sản xuất theo công nghệ xuyên kim ép nhiệt. Vải địa kỹ thuật không dệt cấu tạo từ những sợi xơ ngắn hoặc dài liên tục, được liên kết với nhau bằng phương pháp ép nhiệt và xuyên kim

Vải địa kỹ thuật không dệt được sản xuất bằng xơ cắt ngắn theo phương pháp xuyên kim, ứng dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng hạ tầng, giao thông, thủy lợi, cảng biển, cảng hàng không, công nghiệp ô tô, nội thất,…

  • Dải trọng lượng: 80 gram – 2000 gram/m2
  • Khổ rộng vải: Tới 6m

Lợi ích khi sử dụng vải địa kĩ thuật

Tăng khả năng tiêu thoát nước. Giảm chiều sâu đào vào các lớp đất yếu. Giảm độ dốc mái lớp đất đắp yêu cầu và tăng tính ổn định của chúng. Lún đều của các lớp đất. Cải thiện các lớp đất đắp và kéo dài tuổi thọ công trình.

Tính năng của vải địa kỹ thuật

Vải địa kĩ thuật là vải có đặc tính thấm, dùng để lót trong đất có tác dụng phân cách, lọc, tăng cường lực cho đất và tiêu nước. Vải địa kỹ thuật có cấu tạo từ các xơ polypropylene hoặc polyester dùng cho thi công đường bộ, đê kè, nền đất yếu, khu vực cần tăng cường cho đất. Vải địa kĩ thuật có cấu tạo từ polypropylene hoặc polyester, tùy theo định lượng và phương pháp gia công, sản xuất mà có các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng biệt.

Các tiêu chuẩn kỹ thuật chính gồm:

  • (Grab breaking load) – Lực kéo giật khi đứt: là giá trị lực kéo tại thời điểm mẫu thử đứt hoàn toàn, tính bằng kilôniutơn (kN) hoặc Niutơn (N).
  • (Elongation at breaking load) – Độ giãn khi đứt tính bằng phần trăm (%): là độ giãn dài tại thời điểm mẫu thử đứt hoàn toàn.
  • Lực xé rách hình thang – (Trapezoid tearing strength): là lực kéo lớn nhất, tính bằng Niutơn (N) nhận được trong quá trình kéo cho tới khi mẫu thử đứt hoàn toàn.
  • Lực xuyên: là lực nén (ấn) mũi đột lên mặt mẫu thử, tính bằng Niutơn (N) nhận được trong quá trình mũi đột bị nén cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử.
  • Lực xuyên thủng CBR – (CBR puncture): là giá trị lực nén lớn nhất, tính bằng kilôniutơn (kN) hoặc Niutơn (N) nhận được trong quá trình mũi xuyên bị nén cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử.
  • Lực kháng xuyên thủng thanh – (puncture resistance): là lực ấn lớn nhất, tính bằng Niutơn (N) nhận được trong quá trình ấn mũi xuyên cho tới khi xuyên qua mặt mẫu thử.
  • (Bursting Strength) – Áp lực kháng bục: là giá trị áp lực lớn nhất tác động lên mặt vải, tính bằng kilopascal (kPa) nhận được đến khi mẫu bị phá vỡ hoàn toàn.

Kích thước lỗ biểu kiến – O95 (Apparent opening size – O95) của vải địa kỹ thuật được quy ước là kích thước đường kính hạt mà khối lượng của nó có 5% lọt qua mặt vải được xác định trên đường cong quan hệ giữa phần trăm lọt sàng và đường kính hạt thông qua quá trình thử nghiệm.

Chức năng của vải địa kỹ thuật

Dựa vào công dụng chính sau đây người ta chia chúng thành 3 loại chính: phân cách, gia cường, tiêu thoát và lọc ngược. Để thiết kế và lựa chọn đúng loại vải cần phải hiểu và nhận định được các chức năng thứ cấp của vải địa trong từng giai đoạn thi công.

Chức năng phân cách

Các phương pháp thông thường để ổn định hoá lớp đất đắp trên nền đất yếu bão hoà nước là phải tăng thêm chiều dày đất đắp để bù vào lượng đất bị mất do lún chìm vào nền đất yếu trong quá trình thi công. Mức độ tổn thất có thể hơn 100% đối với đất nền có CBR nhỏ hơn 0,5. Việc sử dụng loại vải địa thích hợp đặt giữa đất yếu và nền đường ngăn cản sự trộn lẫn của hai loại đất. Vải địa kỹ thuật phân cách ngăn ngừa tổn thất đất đắp nên sẽ tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng.

Ngoài ra, vải địa kỹ thuật còn ngăn chặn không cho đất yếu thâm nhập vào cốt liệu nền đường nhằm bảo toàn các tính chất cơ lý của vật liệu đắp và do đó nền đường có thể hấp thụ và chịu đựng một cách hữu hiệu toàn bộ tải trọng xe.

Chức năng gia cường

Đối với đường có chiều cao bé (từ 0,5 đến 1,5m), có giả thiết cho rằng cần phải dùng vải cường độ cao như là một bộ phận chịu lực của kết cấu móng đường. Tuy nhiên, tải trọng xe tác dụng trên móng đường chủ yếu theo phương đứng, trong khi phương chịu kéo của vải địa lại là phương nằm ngang.

Vì vậy, cường độ chịu kéo và độ cứng chịu uốn của vải có ảnh hưởng rất nhỏ trong sự gia tăng khả năng chịu tải của nền dưới tải trọng đứng của bánh xe.

Trong thực tế, dưới tải trọng bánh xe khả năng chịu tải của nền đường có vải địa kỹ thuật chủ yếu là do chức năng phân cách (nhằm duy trì chiều dày thiết kế và tính chất cơ học ban đầu của các lớp cốt liệu nền móng đường) hơn là chức năng gia cường về khả năng chịu kéo của kết cấu.

  • Trong trường hợp đường có tầng mặt cấp cao (đường bê tông hoăc đường nhựa) hiệu ích từ chức năng gia cường càng rất giới hạn. Đó là bởi vì, để phát triển lực kéo trong vải địa cần phải có chuyển vị đủ lớn trong kết cấu móng đường để sinh ra biến dạng ngang tương ứng, mà điều nầy thi không cho phép đối với đường có tầng mặt cấp cao.
  • Trong trường hợp xây dựng đê đập hay đường dẫn vào cầu có chiều cao đất đắp lớn, có thể dẫn đến khả năng trượt mái hoặc chuyển vị ngang của đất đắp, vải địa kỹ thuật có thể đóng vai trò cốt gia cường cung cấp lực chống trượt theo phương ngang nhằm gia tăng ổn định của mái dốc. Trong trường hợp này vải địa có chức năng gia cường.

Chức năng tiêu thoát/ lọc ngược

Ở Việt Nam, nền đất yếu thường có độ ẩm tự nhiên lớn và độ nhạy cảm cao. Vì thế, vải địa kỹ thuật có thể làm chức năng thoát nước nhăm duy trì và thậm chí gia tăng cường độ kháng cắt của đất nền và do đó làm gia tăng khả năng ổn định tổng thể của công trình theo thời gian. Vải địa kỹ thuật loại không dệt, xuyên kim có chiều dày và tính thấm nước cao là vật liệu có khả năng tiêu thoát tôt, cả theo phương đứng (thẳng góc với mặt vải) và phương ngang (trong mặt vải).

Vì thế, loại vải địa này có thể làm tiêu tán nhanh chóng áp lực nước kẽ rỗng thặng dư trong quá trình thi công cũng như sau khi xây dựng và dẫn đến sức kháng cắt của nền đất yếu sẽ được gia tăng. Hai tiêu chuẩn để đánh giá về đặc trưng lọc ngược là khả năng giữ đất và hệ số thấm của vải. Vải địa kỹ thuật cần phải có kích thước lỗ hổng đủ nhỏ để ngăn chặn không cho các hạt đất cần bảo vệ đi qua đồng thời kích thước lỗ hổng cũng phải đủ lớn để có đủ khả năng thấm nước bảo đảm cho áp lực nước kẽ rỗng được tiêu tán nhanh.

Phương pháp thi công trải, khâu vải địa kỹ thuật

Trước khi trải vải địa kỹ thuật phải tạo mặt bằng sạch, dọn dẹp vật sắc nhọn, bề mặt bằng phẳng. Trải vải địa kỹ thuật ngăn cách theo hướng tuyến của đường, trải vải địa kỹ thuật dệt, gia cường theo hướng vuông góc với tuyến đường.

Trường hợp không may, khâu vải địa kỹ thuật thì 2 lớp vải địa chồng mí tối thiểu 30 cm. Để có khả năng phân cách hiệu quả, vải địa kĩ thuật phải đảm bảo không bị chọc thủng trong quá trình thi công như bị thủng bởi các vật liệu sắc cạnh như sỏi, đá và vật cứng xuyên thủng, hoặc lớp đất đắp không đủ dày trong khi đổ đất. Với trường hợp sau, chiều dày thiết kế tối thiểu của lớp đắp cần phải được duy trì trong suốt quá trình thi công.

Để ngăn ngừa vải bị chọc thủng trong thi công, người ta thường tính toán các thông số sau để xác định tính kháng chọc thủng sau:

  • Chiều dày lớp đất đắp đầu tiên trên mặt vải, phụ thuộc vào giá trị CBR của đất nền bên dưới lớp vải địa.
  • Sự hiện hữu của vật cứng, sỏi, đá trong đất đắp đặc biệt là đối với đất lẫn sạn sỏi.
  • Loại thiết bị thi công, tải trọng và diện tích tiếp xúc của bánh xe và từ đó gây ra áp lực tác dụng tạo cao trình mặt lớp vải.
  • Trường hợp khâu vải địa kỹ thuật thì khoảng cách tối thiểu từ mép vải đến đường may ngoài cùng không được nhỏ hơn 25 mm. Trong trường hợp đường may đôi, khoảng cách giữa hai đường may không được nhỏ hơn 5 mm.
  • Đường may có thể là đường may đơn, may kép, may khóa L, khóa Bướm,…

Ghi chú: đối với vải không khâu, được khuyến cáo không nên trải quá 8m trước khi đổ đá để tránh khoảng phủ bì bị tách rời.

Hình ảnh về vải địa kỹ thuật

Hoàng Thiên Phú – Cung cấp và thi công vải địa kỹ thuật

Công ty Hoàng Thiên Phú sẵn sàng cung cấp và thi công vải địa kỹ thuật nhằm tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả về sản phẩm của chúng tôi .

– Chúng tôi cam kết sản phẩm đạt chất lượng theo đúng tiêu chuẩn chất lượng yêu cầu. Ngoài ra chúng tôi có thể cung cấp vật liệu theo tiêu chuẩn chất lượng khách hàng yêu cầu.

– Chúng tôi cam kết thi công màng HDPE đạt chất lượng tốt nhất bởi đội ngũ cán bộ và nhân viên có tay nghề, kỹ thuật cao và có kinh nghiệm làm thực tế trong nhiều năm qua để phục vụ khách hàng được tốt nhất.

– Công ty Hoàng Thiên Phú luôn đặt uy tín và lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.

  • Trụ sở chính: 101H, Khu phố 5, Phường Trảng Dài, TP Biên Hoà, Đồng Nai
  • Nhà Máy: Đường số 3, Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch, Long Thành, Đồng Nai
  • Văn phòng đại diện: 236 Phó Cơ Điều, Phường 6, Quận 11, Tp HCM
  • Email : duc@hoangthienphu.vn
  • Điện thoại : 0909 532 689 – 0918 532 689